Văn bản mới

Liên kết website

Thống kê truy cập

Thông tin tuyên truyền

Bắc Quang tiếp tục triển khai có hiệu quả cơ chế cho vay đầu tư có thu hồi.

22/12/2016 00:00 105 lượt xem

Chương trình đầu tư có thu hồi đã tạo ra được một cơ chế thông thoáng giúp người dân tiếp cận nhanh và toàn diện với nhiều nguồn vốn, như: vay đầu tư có thu hồi, vay gắn với trách nhiệm của người vay, từ đó nhận thức của người dân có nhiều chuyển biến tích cực, tính tự giác vươn lên của người dân ngày càng được nâng cao, từ chỗ trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư không hoàn lại của Nhà nước sang vay đầu tư có thu hồi để tái đầu tư cho sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.

Trên cơ sở những kết quả và bài học kinh nghiệm tích lũy được trong 02 năm (2014 và 2015), bước sang năm 2016, huyện Bắc Quang tiếp tục đẩy mạnh triển khai cơ chế “cho vay đầu tư có thu hồi” theo hướng tập trung cho các hộ gia đình, các hợp tác xã, tổ hợp tác vay vốn để phát triển sản xuất - kinh doanh, xây dựng các mô hình thâm canh có hiệu quả với tổng kinh phí là 5.529.543.000 đồng. Đối tượng được vay vốn ngày càng đa dạng hơn; trong đó, đầu tư cho vay giống, phân bón các loại để thâm canh lúa, ngô là 3.048.483.000 đồng; cho hộ gia đình và hợp tác xã, tổ hợp tác vay phát triển sản xuất - kinh doanh, chăn nuôi cá lồng, chăn nuôi lợn, vườn ươm cây giống, mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, làm đất trồng dứa và mua chồi giống dứa là 2.451.700.000 đồng. Hiện nay, huyện đang tiến hành thu hồi kinh phí vay đầu tư thu hồi vụ xuân và vụ mùa. Tính đến ngày 12/12/2016 đã thu hồi được 1.962.400.000 đồng.

Hầu hết các xã đã triển khai nghiêm túc nội dung theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký vay vốn phát triển sản xuất, hoàn thành công tác thu hồi vốn vay đúng thời hạn. Theo báo của Ủy ban nhân dân huyện Bắc Quang, kể từ 2014 đến nay, huyện đã giải ngân cho vay đầu tư thu hồi với tổng số vốn trên 15,1 tỷ đồng; trong đó, năm 2014, tổng kinh phí cho vay đầu tư có thu hồi là: 3,53 tỷ đồng (Gồm: vay vốn mua giống lợn, giống lúa, ngô, phân bón các loại trên địa bàn 20 xã, thị trấn. Đến nay, các xã đã thu hồi xong nộp vào ngân sách Nhà nước, hiện chỉ còn xã Vĩnh Phúc còn nợ 250.000.000 đồng kinh phí cho vay đầu tư có thu hồi trồng cây chanh leo); năm 2015, tổng kinh phí cho vay đầu tư có thu hồi là: 6,13 tỷ đồng (Riêng Trung tâm Dịch vụ và chuyển giao khoa học kỹ thuật về nông, lâm nghiệp huyện cho vay 81 triệu đồng thực hiện mô hình khảo nghiệm cây chanh tứ mùa). Trong đó, đã thu hồi xong vốn vay vụ Xuân, vụ Đông, mô hình rau an toàn xã Việt Vinh (70.000.000 đồng) và kinh phí đầu tư có thu hồi để cung ứng cây giống trồng rừng là 3.014.763.400 đồng. Hiện nay, đang thu hồi vốn vay mua giống lúa, ngô, phân bón vụ mùa và mua chế phẩm, nguyên liệu đệm lót, xây dựng cải tạo chuồng trại chăn nuôi lợn không mùi với tổng số tiền đã thu hồi đến ngày 12/12/2016 là 2.058.336.500 đồng. Số vốn vay còn nợ quá hạn là 1.060.881.500 đồng; năm 2016: tổng vốn cho vay đầu tư thu hồi là 5,52 tỷ đồng. (Riêng Trung tâm Dịch vụ và chuyển giao khoa học kỹ thuật về nông lâm nghiệp cho vay làm đất trồng dứa và mua chồi giống dứa là: 1.571.700.000). Đã thu hồi đến ngày 12/12/2016 là 1.962.400.000 đồng, số vốn còn dư nợ là 3.567.143.000 đồng (Một phần vốn vay chưa đến hạn thu hồi như vay mua chồi giống dứa, vay chăn nuôi cá lồng và lợn, Hợp tác xã Hải Khang vay phát triển chăn nuôi...). Các xã được đánh giá là thực hiện có hiệu quả đó là các xã: Hữu Sản, Vĩnh Phúc, TT Việt Quang, Tân Quang, Đồng Tiến...  

Tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song việc triển khai cho vay có thu hồi vẫn còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc cần quan tâm khắc phục, đó là: (1) Một số cấp ủy, chính quyền xã chưa thật sự vào cuộc quyết liệt; sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát còn chưa được thường xuyên, kịp thời; (2) Công tác tuyên truyền chưa được triển khai đồng bộ do vậy tiến độ thu hồi kinh phí còn chậm, một số xã còn để nợ quá hạn (Xã Tiên Kiều, Bằng Hành, Đức Xuân, Việt Hồng, Đồng Tâm....); (3) Một số hộ dân còn tư tưởng chây ì, sau khi thu hoạch đến thời hạn thu hồi không chịu hoàn vốn, tổ thu hồi của thôn và xã phải nhiều lần vận động tuyên truyền các hộ mới chấp hành; (4) Do địa bàn rộng, chi phí phục vụ cho công tác đôn đốc thu hồi vốn của các tổ thu hồi vốn tại các thôn lớn (phần lớn thành viên các tổ thu hồi là các đối tượng không hưởng lương và phụ cấp), chi phí quản lý chỉ được chi trả sau khi đã thu hồi xong nguồn kinh phí ứng trước nên ít nhiều cũng có ảnh hưởng tới tiến độ thu hồi nguồn vốn.../. 


Tin khác